Rất vui khi gặp lại mọi người. Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn trong Tiếng Anh cũng như làm rõ vấn đề tại sao có những âm trong Tiếng Anh mà người Việt cảm thấy rất khó phát âm và đưa ra một giải pháp khái quát.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA - International Phonetic Alphabet) và một số cách học phát âm cụ thể sẽ được đề xuất để các bạn có thể áp dụng.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA) và bảng ký hiệu ngữ âm của Tiếng Anh?

Bảng ký hiệu này là hệ thống các ký hiệu ngữ âm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ. Riêng bảng ký hiệu ngữ âm của Tiếng Anh có 24 phụ âm (consonants), 12 nguyên âm (vowels) 8 nguyên âm đôi (dipthongs) và mục đích của bảng ký hiệu ngữ âm Tiếng Anh cũng chính là giúp người học có thể biết được cách phát âm khi nhìn vào phiên âm ở từ điển.

 

 

Ví dụ khi tra từ procedure ở từ điển Oxford, bạn sẽ nhận được kết quả phiên âm của British English là /prəˈsiːdʒə(r)/, từ đó bạn sẽ biết cách phát âm của từ này, âm đầu tiên là /prə/ chứ không phải là /prɜː/ hay /prɒ/, âm tiết thứ 2 là /siː/ chứ không phải là /sɪ/, âm tiết cuối cùng là /dʒə(r)/ chứ không phải là /tʃ ə(r)/. Ngoài ra các bạn biết được trọng âm chính của từ này rơi vào âm tiết thứ 2 (2nd syllable) nhờ vào dấu /ˈ/ sau âm /prə/.

Vậy làm sao để phát âm chuẩn?

Phát âm chuẩn là nỗi trăn trở của rất nhiều người học Tiếng Anh hiện nay. Họ không biết bắt đầu từ đâu để có thể giúp bản thân phát âm chuẩn.

Nếu muốn phát âm chuẩn các bạn cần nắm vững bảng ký hiệu ngữ âm của Tiếng Anh. Các bạn có thể vào đây để xem cách phát âm từng âm.
 

Chỉ khi nắm vững các quy tắc phát âm này thì bạn mới có thể tiếp tục trên con đường phát âm chuẩn.

Mình xin liệt kê tất cả các nguyên âm và phụ âm và các bạn có thể bấm vào nghe trực tiếp và tập phát âm theo:
 

NGUYÊN ÂM: 

/æ/ 

/ɑː/ 

/ʌ/ 

/e/ 

/ə/ 

/ɜː/ 

/iː/ 

/ɪ/ 

/ɔː/ 

/ɒ/ 

/uː/ 

/ʊ/ 

/ʊə/ 

/əʊ/ 

/ɔɪ/ 

/ɪə/ 

/aɪ/ 

/aʊ/ 

/eə/ 

/eɪ/ 

 

PHỤ ÂM: 

 

/b/ 

/p/ 

/tʃ/ 

/dʒ/ 

/t/ 

/d/ 

/f/ 

/v/ 

/g/ 

/k/ 

/h/ 

/j/ 

/l/ 

/m/ 

/n/ 

/ŋ/ 

/ʒ/ 

/r/ 

/s/ 

/z/  

/ʃ/ 

/θ/ 

/ð/ 

/w/ 

 

 

Để tìm hiểu kĩ hơn về cách phát âm nguyên âm, sau đây mình sẽ giới thiệu với các bạn bảng nguyên âm:



 

Chú giải: Các hàng chỉ mức độ mở hay đóng của miệng. Các cột và đường chéo, chỉ vị trí trước, giữa hay sau của khoang miệng.

Ví dụ: Âm /u:/ trong từ blue, các bạn nhìn qua cột bên trái thấy close  tức là miệng khép lại và nhìn lên hàng phía trên thấy back, tức là được phát ra từ xa khoang miệng. 
Một ví dụ khác như âm /e/ trong từ bed, các bạn thấy /e/ gần open-mid tức là miệng mở rộng nhưng không mở hết và âm /e/ được phát ra ở phía trước của khoang miệng.

Nếu các bạn không tin thì các bạn thử phát âm xem sao nhé! 

Chúng ta vừa tìm hiểu xong nguyên âm, sau đây mình xin đề cập một số phụ âm khó phát âm:

/θ/như trong think /θɪŋk/: các bạn đặt lưỡi giữa hai hàm răng và sau đó phát âm, không cần lấy hơi.

/ð/ như trong that /ðæt/: các bạn đặt lưỡi giữa hai hàm răng và sau đó lấy hơi và phát âm.

 

Vậy có phải xem xong những videos hướng dẫn ở link trên là có thể phát âm chuẩn?

Rất tiếc khi phải nói là cuộc chơi không đơn giản như vậy. Sau khi bạn coi lần thứ 100 các videos hướng dẫn trên thì cũng chưa chắc là các bạn có thể phát âm chuẩn được. Vậy cần phải làm gì?


Câu trả lời là bạn phải luyện tập, luyện tập và luyện tập đều đặn. “Đều đặn” ở đây rất quan trọng, nó sẽ giúp ích bạn rất nhiều. Tôi xin liệt kê hai trường hợp sau đây để nói rõ hơn về vấn đề đều đặn.

Người thứ nhất học thấy hay quá nên say mê tìm tòi trong vòng nhiều giờ liền vào một buổi chiều tối trong một ngày cuối tuần mát mẻ, đến tuần sau những ngày trong tuần anh ta không học bất cứ gì cả và nghĩ chỉ cần học một lần nhiều tiếng là có thể mang lại hiệu quả cao và nhớ lâu, chứ học lẻ tẻ tốn thời gian và chẳng nhớ được gì.

Người thứ hai, hằng ngày dành ra khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ để học và ôn tập lại những gì mình học vào ngày hôm trước. Cứ như thế, anh ta chỉ dành một khoảng thời gian cố định như trên và có thể dành những khoảng thời gian khác để làm việc học vui chơi mà kiến thức vẫn in sâu vào đầu.

Chắc hẳn tôi cũng không cần nói ra thì các bạn cũng biết rõ là ai là người luyện tập đều đặn đúng không? Rõ ràng người thứ hai học tập đều đặn hơn người thứ nhất và thong thường những người thuộc loại người thứ hai thường nhớ kiến thức lâu hơn so với những người giống người thứ nhất.

Chắc hẳn nhiều bạn cũng biết tới câu nói “Practice makes perfect”“Hard work pays off”, tuy nhiên bạn cần một người đồng hành cho mình, người này chắc chắn phải là một người giỏi và hiểu rõ về các cách phát âm Tiếng Anh, để họ có thể sửa lỗi cho bạn. Trong khi nếu bạn luyện tập và không có ai sửa lỗi cho bạn thì các bạn dễ mắc chứng “ảo tưởng”, tưởng rằng mình đã phát âm đúng cho đến khi bạn được nói rằng là bạn phát âm sai à vỡ mộng.

Ngoài ra, nếu muốn phát âm chuẩn thì các bạn tiếp xúc nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều hơn với những người bản xứ.
Bạn có thể nghe các bản tin, các chương trình truyền hình hoặc xem phim vì chúng sẽ giúp bạn cảm thấy quen với các âm của Tiếng Anh và có thể nhận biết sự khác biệt giữa các âm dễ nhầm lẫn (Các âm tiết dễ nhầm lẫn sẽ được đề cập ở bài sau).

 

Hoặc nếu bạn có cơ hội thì hãy giao tiếp với người bản ngữ ở trong đời sống thực càng nhiều càng tốt. Một điều đáng đề cập ở đây đó là tiếng Anh ngoài đời thực (real English) khác xa so với Tiếng Anh trong các bản tin, nếu bạn có thể nghe rõ những bản tin hoặc nghe các đoạn độc thoại hoặc hội thoại trong các bài kiểm tra kĩ năng nghe của TOEFL, IELTS, FCE, CAE hay CPE thì chưa chắc bạn đã nghe được những gì ở ngoài đời.

Một cách khác đó là nghe và chép chính tả. Có thể nhiều bạn nghĩ nó chẳng liên quan gì đến phát âm cả, nhưng hãy cũng tìm hiểu nhé!
Trong phương pháp này, bạn sẽ bật một đoạn Tiếng Anh lên, có thể là độc thoại, hội thoại, bản tin, chương trình truyền hình, hay bất cứ thứ gì miễn là liên quan đến Tiếng Anh. Sau đó bạn sẽ ghi lại những gì bạn nghe được từ người nói, bạn hãy cố gắng tập trung nhất có thể và ghi lại toàn bộ những gì được nói.

Nếu nghe không rõ bạn hãy cố quay lại và tiếp tục nghe, cứ như vậy cho đến khi kết thúc.
Sau đó bạn bật lại đoạn record và nghe lại đồng thời kiểm tra những chỗ mình chưa ghi được hoặc ghi sai. Từ đó bạn có thể hiểu rõ hơn về cách phát âm, bạn cũng sẽ phân biệt được những âm dễ nhầm lẫn. Nếu bạn cảm thấy nghe và ghi chép thôi là chưa đủ thì hãy thu âm lại những gì bạn đã ghi chép được (tất nhiên là những gì đã được chỉnh sửa sau khi bạn nghe lại để xem chỗ nào mình chưa nghe được hoặc nghe sai). Sau đó bật lại bài ghi âm của bạn, nhiều khả năng bạn sẽ thấy sự khác biệt trong cách phát âm của mình. Trust me!

 

​Cheers,
Peter Hưng - Founder of LeeRit, Tiếng Anh Mỗi Ngày