Tiền (money) là một phần không thể thiếu trong thời đại money talks (có tiền là có quyền) của chúng ta, nên việc nằm lòng các từ và cụm từ về tiền bạc trong tiếng anh là rất cần thiết đấy nhé.

Từ vựng về tiền bạc

Lúc còn đi học thì chúng ta ask mom/dad for money (xin tiền từ bố mẹ), đến lớn lên đi làm thì biết earm/make money (kiếm tiền). Khi bố mẹ mất thì chúng ta được inherit money (hưởng tiền bạc) của ba mẹ, trường hợp mà nhà ai filthy rich/wealthy (giàu sụ) thì chúng ta gọi là inherit a fortune (thừa hưởng cả gia tài).

Các bạn nhỏ có tiền thường hay để vào piggy bank (ống heo). Nhà ai có nhiều tiền quá thì thường mang ra ngân hàng để make a deposit (gởi tiền vào ngân hàng), lâu lâu có việc cần dùng thì make a withdrawal (rút tiền từ ngân hàng ra) từ cash machines/ATMs (máy rút tiền tự động). Ai ai cũng đều có nhu cầu spend money (tiêu xài tiền) nhưng nhớ là dùng tiền hợp lý, chứ đừng waste/squander money (ăn xài phung phí) là được. Người tiêu xài hoang phí được gọi là a spendthrift.

Nếu ai trong tình trạng money is tight (tiền bạc thắt chặt) thì cần phải make a budget (lập danh sách những thứ cần mua sắm hợp lý cho một tháng) phải stick to the budget (tuân theo bảng chi tiêu hợp lý) để tránh trường hợp run out of money/be broke (cháy túi) giữa tháng.

Những người financially savvy (có đầu óc tài chính tốt) thường hay save money (để dành tiền). Ngoài chi tiêu cho living expenses (các chi phí sinh sống), họ còn lập emergency fund (quỹ để dành cho việc khẩn cấp). Để tạo ra nhiều tiền hơn, người ta có thể invest money in the stock market (đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán), nếu tốt số họ sẽ make a nice profit (lời rất nhiều tiền) còn ngược lại sẽ lose money (mất tiền) trong tíc tắc khi the economy goes downhill (tình hình kinh tế tuột dốc).

Khi chúng ta muốn mua một món hàng mà không set aside money for the purchase (để dành trước một phần tiền để mua món hàng đó), chúng ta có thể đi borrow money from the bank (đi mượn tiền từ ngân hàng) hay còn gọi là take out a loan (vay tiền). Nhưng dĩ nhiên khi vay thì chúng ta phải pay the money back in installments (trả tiền vốn cho ngân hàng thành nhiều lần) và phải trả thêm interest (lãi vay). Cho nên chúng ta phải be thrifty (cẩn thận trong cách dùng tiền) để tránh tình trạng get into debt/owe a lot of money (ngập trong nợ nần).

Khi du lịch nước ngoài chúng ta thường change/exchange money (đổi tiền) để mua hàng với local currency (nội tệ). Nhưng phải cẩn thận kẻo không lại nhận được counterfeit bills (tiền giả) nhé.

Còn khi chúng ta có nhiều tiền và muốn đóng góp lại cho xã hội thì chúng ta có thể donate money (quyên tặng tiền) cho non-profit organizations (các tổ chức phi lợi nhuận) đang raise money (huy động tiền) để làm việc có ích cho xã hội. Khi đó chúng ta sẽ được gọi là philanthropists (những nhà mạnh thường quân).

Chúng ta lao động tạo ra tiền của thì phải đi kèm với be frugal/economical (tiết kiệm) để có thể tích góp được nhiều hơn, bởi vì money doesn’t grow on trees (tiền không phải lá mít) đâu nhé mà hoang phí.